Giới thiệu

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Cách gọt bút chì và cách dùng que đo




Sau đây là bài hướng dẫn chi tiết cho các bạn mới học vẽ khái niệm cụ thể về sắc độ chì, cách gọt bút...vv. Cần ghi nhớ và thử với từng loại bút cũng như làm theo hướng dẫn các bạn nhé! Chúc thành công! 

A. Phân loại độ cứng và mềm của bút: 



- Loại chì cứng: Có kí hiệu HB, F, 2H, 3H, 4H, 5H,6H ( Số càng tăng thì độ cứng của bút càng lớn )
- Loại chì mềm: Có kí hiệu  B, 2B, 3B, 4B, 5B, 6B, 7B, 8B ( Số càng tăng thì độ mềm của bút càng lớn )




Để vẽ hình họa thông thường ta dùng HB, 2B
- Các loại chì thông dụng hiện nay:
+ Chì STAEDTLER




+ Chì TIỆP



 
1. Cách gọt bút chì:
- Dùng dao trổ giấy kết hợp với hai tay để gọt: tay phải cầm dao, tay trái dùng ngón tay cái đẩy vào gáy dao, các ngón còn lại nắm và kéo tạo một lực đẩy. Vừa gọt 4 ngón tay trái vừa vê bút ( mục đích để gọt tròn đều bút ).  Gọt khoảng 3 cm, đầu chì nhọn vừa phải.





- Cách đơn giản hơn: Dùng gọt bút chì 


2. Cách cầm bút:

- Cầm theo lối thông thường: khi chúng ta vẽ những chi tiết nhỏ. Nét cầm này ít dùng trong hình họa do có những hạn chế không đi được các nét dài.




- Cầm dài: cách cầm này tạo được các góc độ dài và rộng trong khi vẽ, dùng cổ tay, khủy tay và cánh tay để vẽ
Chúng ta phải tập làm quen với cách cầm bút này để phát huy được yếu tố kỹ thuật và nắm bắt được không gian lớn.
Cách 1: 




Cách 2:


  

- Có nhiều cách cầm bút khác nhau, tuy nhiên ta nên thử chúng khi đã quen với các cách cầm bút trên.




3. Kỹ năng tạo đậm nhạt bằng bút chì:

Khi diễn tả một mặt phẳng có độ đậm nhạt ra sao chúng ta định hình mảng đó với chu vi rõ ràng. Sau đó chúng ta dùng chì đi những nét đều nhau để tạo độ đậm. Khi đi nét phải có độ căng mạnh vừa phải, điểm đầu và điểm cuối đúng vào chu vi của mảnh. ( Xem chi tiết hướng dẫn tại bài: Cách đánh bóng và cách đan nét chì

B: Que đo
Chúng ta thường dùng que đo bằng tre dày 2ly dài 30cm
Cách đo: 






  • - Tay vẽ, tay đo: Nếu bạn vẽ bằng tay phải thì đo bằng tay trái, 1 mắt nheo để đưa mẫu về hình phẳng (nhìn 2 mắt sẽ bị dạng khối)
  • - Cầm que khi đo: Thẳng tay cầm đứng que, ngón cái và ngón út nằm trong, 3 ngón giữa nằm ngoài.
  • - Xác định đơn vị đo: đoạn que trên ngón cái
  • - Xác định các điểm thẳng hàng theo trục đứng, để so chiều thẳng đứng mẫu, tránh tình trạng đổ hình khi vẽ
  • Lưu ý: trong quá trình đo luôn thẳng tay và k được di chuyển để giữ khoảng cách luôn cố dịnh.
  • Chi tiết: Khi đo thẳng cánh tay, nhắm 1 bên mắt lấy 1 độ dài trên mẫu làm chuẩn bằng khoảng cách đầu que và ngón cái như sau: so sánh chiều dài các cạnh khác so với cạnh chuẩn: Nếu nhỏ hơn - xem bằng bao nhiêu phần (ví dụ: nhỏ bằng nửa...1/4) Nếu lớn hơn dịch tiếp đoạn chuẩn trên que đo để xác định phần lớn hơn là bao nhiêu (ví dụ: lớn hơn 2,25 lần đoạn chuẩn là 2 + 1/4)
  • C: Dây dọi
     Xác định các điểm thẳng hàng theo trục đứng, để so chiều thẳng đứng mẫu, tránh tình trạng đổ hình khi vẽ.




1 nhận xét:

  1. Xin hỏi shop có loại gọt bút chì này không ạ? https://sonca.vn/san-pham/chuot-chi-deli-0574/

    Trả lờiXóa