Giới thiệu

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Học cách vẽ người (p3)

Để bài vẽ người có chiều sâu thì cần phải đầy đủ khối và ánh sáng, tuy nhiên để diễn tả thì lại không hề đơn giản. Vì vậy, bài viết sẽ có một vài  phân tích về cách vẽ chân dung, phần tay chân và các bộ phận trên cơ thể người. Cụ thể ở đây nói về hướng sáng và đậm nhạt tác động lên cơ thể như thế nào:

hình ảnh mẫu nam thực tế
- Khi quan sát mẫu thực ta có thể thấy sáng tối trên da thịt  không được rõ, đặc biệt là khu vực vai và ngực nhưng các khu vực còn lại thì thấy khá rõ ( phần đầu và tay )


Như vậy, để diễn đạt được sáng tối ở khu vực chân dung và phần vai, trước tiên ta cần  hiểu rõ kết cấu xương và chọn hướng ánh sáng. Hướng ánh sáng sẽ tác động trực tiếp lên khối, và ở những khu vực khó nhìn (không rõ khối) ta sẽ dùng suy luận về quy luật sáng tối để diễn tả.

Hình bên dưới là ví dụ cho kết cấu phần xương đầu và thân, từ đó chọn hướng ánh sáng để diễn tả đậm nhạt


- Ở phần 2 tay khoanh vào nhau: độ đậm nhất dồn xuống bên dưới cẳng tay và khuỷu tay. Xem hình minh họa bên dưới




ở góc nhìn khác
- Phần chân : Được chia làm 3 phần: Đùi, cẳng chân và bàn chân


+ Phần cẳng chân nên quan tâm đến đầu gối, đây là chi tiết quan trọng. Nên dựa trên kết cấu xương và hướng sáng để tả khối.





+ Phần bàn chân độ đậm sẽ dồn tại các ngón chân và cổ chân




- Phần tay: Trước tiên cần phân tích hướng sáng và kết câu xương


Sau đó là tả các chi tiết 


- Phần chân dung: Xem ví dụ bên dưới để hiểu cách dựng chân dung ở các góc và cách diễn tả sáng tối trên khuân mặt






1 nhận xét: