Giới thiệu

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Vẽ hình họa và những điều cần chú ý

Vẽ hình họa là môn cơ bản nhất của hội họa chính vì vậy nó bao gồm rất nhiều vấn đề mà người học phải biết và từ đó rèn luyện để có được một bài hình họa hoàn chỉnh.
1. Tư duy:
- Trước khi có ý định vẽ cái gì, cần đặt ra câu hỏi và trả lời về đặc điểm của nhân vật từ đó có cái nhìn và đánh giá khách quan. Đem lại cái nhìn tổng thể, không bị sa đà vào chi tiết. một lỗi rất thường gặp của người mới học vẽ.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì theo bản năng ta thường bị thu hút bởi những chi tiết mang tính đặc thù, và khi đã chú ý thì ta thường coi trọng nó và tìm cách diễn đạt nó.
VD: Khi vẽ lọ hoa, ta thường bị chi phối bởi màu sắc hoa văn mà không mấy chú ý đến hình dáng chính xác của mẫu. Dẫn đến trạng hình dáng méo mó, không đúng về mặt tỉ lệ.
- Khi vẽ phải nhớ để bài ra xa: cách này giúp so sánh và nhận ra cái sai của mình. Có những cái sai chỉ khi để ra xa mới thấy, khi ôm bảng gần mình thì hầu như không thấy.
- Không tham: Điều này có vẻ khó vì ta thường thích tả hay thể hiện lại tất cả những gì ta thấy, nhưng giai đoạn đầu vẽ hình họa, đặc biệt là đang học cơ bản thì điều này chưa cần thiết.
- Không sợ: Sợ phải sửa bài là một lỗi chỉ khiến bạn đi giật lùi trong việc học. Thường thì không phải ai đặt bút xuống là vẽ chuẩn ngay được, bao giờ cũng phải vẽ nháp trước khi sửa chắc chắn lại đường nét và hình.
2. Cách làm- phương pháp làm:
- Người đầu tiên hướng dẫn bạn trong một bài hình họa có vai trò cực kì quan trọng, là người định hướng và có ảnh hưởng nhất tới bạn. Vì vậy hãy cố gắng chọn cho mình một nơi học thật tốt.
- Dựng hình phải từ lớn  đến nhỏ, từ ngoài vào trong,từ tổng thể đến chi tiết, không nên vẽ từ chi tiết nhỏ (trừ khi bạn vẽ trên một khổ giấy nhỏ có thể kiểm soát được diện tích hình ).
- Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, cũng giống như là một bài toán có nhiều phép giải, tuy nhiên có những phương pháp quá cầu kì hoặc quá sơ sài theo cảm tính như:
+ Lấy tỉ lệ đo được nhân với một hệ số nào đó như toán học rồi đưa ra tỉ lệ cuối cùng là một cách làm cực kì rối. Bởi chỉ cần bạn đo sai một chút thì khi nhân tỉ lệ lên, cái sai của bạn sẽ gấp lên nhiều lần. Mà việc đo có dung sai là điều không thể tránh khỏi....
+ Xác định trục mặt (ở tượng ) và trục người (ở vẽ người ) không có căn cứ:
VD: Ở góc chính diện, trục mặt thường nằm giữa, nhưng ở góc nghiêng, làm thế nào để có trục mặt thì ta lại phải căn cứ vào các vấn đề sau: Hướng mặt - Độ rộng khuân mặt - Vị trí của cằm - Đầu mũi - Đỉnh đầu. Sau đó nối 3 điểm giữa cằm - Đầu mũi - Đỉnh đầu >>> Ra được kết quả là : trục mặt....
3. Kết quả:
- Không quá quan trọng việc giống hay không giống mà nên quan trọng kết quả sau mỗi bài vẽ ta nhận được kiến thức gì?
- Mỗi một quá trình trong chương trình học cơ bản của hình họa đều có mục đích và có sự áp dụng cụ thể như:
+ Vẽ hình khối vuông, tròn, tam giác, chữ nhật...vv, lúc đầu những bài này cho ta kiến thức chung về tỉ lệ, sau này nó là cái nhìn đơn giản cho cả một tổng thể:
Ví dụ: - Đầu được quy về hình tròn, vai và hông quy về hình thang...




+ Vẽ tĩnh vật chất liệu: Cho ta khái niệm chung về chất và sắc độ của chất liệu cũng như màu sắc của vật thể



+ Vẽ đầu tượng thạch cao: Cho ta khái niệm chung về tỉ lệ chân dung khuôn mặt người và các đặc điểm của các chủng tộc người:


+ Vẽ người: Cho ta tỉ lệ chung của người và cách dựng một bài hình họa người



- Mỗi một bài vẽ hình họa là một bài cho ta thêm kiến thức về thế giới, đối tượng xung quanh. vẽ hình họa cũng là hình thức phản ánh chính xác về mặt tỉ lệ cũng như đặc điểm của nhân vật cho nên vẽ hình họa là cả một quá trình lâu dài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét