Giới thiệu

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Hình và Phông


Hình và Phông

Người đầu tiên đã cố gắng đưa ra một nghiên cứu hệ thống về hiện tượng tâm lý "hình — phông" là Edgar Rubin. Ông đã phát hiện ra hàng loạt điều kiện cho phép một mặt phẳng nào đó nắm bắt được tính cách của "hình thù" trong một mô hình đang được xem xét. Một trong những quy luật được ông phát minh ra nói rằng, một bề mặt, được bao bọc giữa những biên giới xác định, sẽ cố gắng chiếm lĩnh tư cách là hình thù, còn bề mặt xung quanh nó sẽ là phông. Điều đó, có lẽ, đang kèm theo thêm một quy luật nữa, mà theo đó, bề mặt, có diện tích không gian nhỏ hơn, trong những điều kiện xác định, sẽ biến thành hình thù.

Những dải dọc hẹp và những múi cam nhỏ xíu trong hình 161 được nhận thức là nằm phía trên. Nếu chúng ta cố tình hình dung điều ngược lại thì sẽ bị mô hình này hành hạ. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, quy luật này có hiệu lực chỉ khi nào những đơn vị tạo hình rộng hơn được phân bố sao cho chúng có khả năng tạo ra một phông nền liên tục, có dáng vẻ đơn giản hoặc trải ra vô tận. Hình 162 là tình huống hoàn toàn đối lập. Các nguyên tố, có kích thước nhỏ hơn, tạo ra một mô hình «lỗi», nằm phía dưới các đơn vị tạo hình có kích thước lớn. Nhìn chung, các định luật phối cảnh nó ngụ ý rằng, khi các đối tượng có kích thước càng lớn, thì chúng càng có vẻ nằm gần chủ thể nhận thức chúng hơn. Chức năng kép của các đường viền trong hình 161 đang hiệu quả hoá định luật «tương đồng theo vị trí xắp xếp», mà theo đó, khi các đoạn thẳng càng nằm gần nhau hơn, thì chúng càng dễ dàng hợp nhóm cùng nhau hơn trong nhận thức.

Tôi đã chỉ ra một thực tế rằng, khi các bề mặt trống rỗng, thì các đường viền sẽ tạo ra sự khác biệt trong mật độ đặc và trong sắp xếp không gian, còn hoạ tiết bên trong của các bề mặt này sẽ kích đại tác động của đường viền. Hình 163a chỉ ra rằng, hoạ tiết đang nhấn mạnh các đặc tính của cái đĩa trong hình này, trong khi hình 163b lại có vẻ đang thể hiện một lỗ tròn nằm giữa môi trường xung quanh, môi trường này có xu hướng lồi ra tiền cảnh khi chúng ta nhận thức nó. Trong một bức ấn hoạ của Matisse (hình 164), cơ thể của người phụ nữ là tương đối trống rỗng, nên, có vẻ như một lỗ thủng giữa những thứ rách bươm bao quanh. Thành thử, bằng cách đó, mật độ đậm đặc hoặc mật độ rắn có tác dụng xác định vị trí của một bề mặt theo chiều sâu.

Hiệu ứng hoạ tiết — đó là một trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng "hình—phông". Hiện nay, những yếu tố này chỉ có thể được mô tả, chứ khó mà đúc kết chúng từ những quy luật chung nào đó. Khẳng định này còn đúng khi nói đến vai trò mà định hướng «trên—dưới» đang sở hữu. Phần trắng trong hình 165 thường được nhận thức là đứng ở phía trước. Nếu xoay hình ảnh này ngược lại, hiệu ứng sẽ đảo chiều. Nói cách khác, các phần nào được sắp xếp ở phía dưới sẽ có xu hướng nằm gần hơn đến khán giả. Quy luật này đang khảng định một quan sát đã được chúng ta mổ xẻ trước đây: không gian trong mặt phẳng chính diện là «bất đẳng hướng», có nghĩa các nửa trên và nửa dưới của hình vẽ có những trọng lượng không đều nhau. Tuy nhiên không tồn tại một lý lẽ thuyết phục nào có thể giải thích được tất cả những quan sát này. Chỉ có thể đưa ra một đề xuất rằng, trong những mô hình gợi nhớ đến bức vẽ 165, chủ thể nhận thức sẽ chỉ đơn giản là sử dụng trải nghiệm đời thường của mình, để dựa vào đó mà biết được chính xác rằng, những vật thể rắn sẽ luôn luôn nằm ở phía dưới và nằm trước khoảng không gian trống rỗng của bầu trời. Cũng chính vì vậy, các đối tượng có kết cấu hoạ tiết mạch lạc sẽ được nhận thức như hình thù.

Có một điều còn khó được chấp nhận hơn nữa, đó là hiểu biết lý thuyết của chúng ta trong lĩnh vực tác động của màu sắc và chiếu sáng. Đã từng được kết luận rằng, các bề mặt nhuộm màu nằm trong vùng bước sóng ngắn của dải quang phổ, chủ yếu là xanh nước biển và xanh da trời, sẽ có vẻ là nằm xa hơn tính từ chủ thể nhận thức chúng, so với các bề mặt nhuộm màu trong khoảng bước sóng dài, mà trước tiên là màu đỏ. Ngoài ra, đang tồn tại một số cơ sở để trộm nghĩ rằng, các màu nào sở hữu tính chất lồi ra chút ít sẽ có vẻ là đậm đặc và rắn rỏi. Bởi vậy có thể tạm cho rằng, kể cả trong trường hợp nhận thức màu sắc và chiếu sáng, vẫn có vị thế cho chính xu hướng đã nói ở trên, tức là, kể cả trong nhận thức hoạ tiết có kết cấu dày đặc hơn, có nghĩa một xu hướng gần gũi về không gian. Một trong số các nhà thực nghiệm đã đưa ra một giả thuyết nói rằng, một bể mặt rực rỡ hơn sẽ rất thường đóng vai trò của phông nền. Những chứng minh liên quan đến điều này tạm thời còn bặt vô âm tín.


Các quan sát của những nhà tâm lý học khác cho phép chúng ta tiếp cận tới một gốc rễ được nghiên cứu sâu hơn. Không phải là hiếm gặp những phương án khác nhau của hiện tượng «hình—phông», mà có thể nhận được trên cơ sở của những mô hình nào đó, khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đơn giản của chúng. Trong hình ảnh lan can ở minh hoạ số 166, nghịch lý giữa phần bên trái và bên phải của bức vẽ đang khiến việc tiếp nhận một biểu trưng ổn định trở nên bất khả thi. Tuy nhiên trong những dao động này chúng ta biết được khá rõ ràng hiệu ứng tác động của những yếu tố nhận thức khác nhau. Trong hình 166a, cả hai phương án nhận thức đều được tạo ra bằng những mô hình đối xứng. Đối với số đông, các cột trụ lồi được nhận thức là hình thù thường xuyên hơn, bởi vì, chiểu theo một trong số các quy luật do Rubin đề xuất, lồi có xu hướng thắng lõm. Tuy nhiên, các phần lõm trong hình 166b lại nổi trội hơn trông thấy, bởi vì chúng tạo nên một hình thức đối xứng hơn. Có thể phát biểu chung như một quy tắc rằng, phương án nổi trội hơn trong quy luật «hình—phông» là phương án tạo ra một mô hình đơn giản toàn vẹn hơn. Chẳng hạn, các đoạn nằm giữa các hình thù của hình vẽ có hình dạng càng đơn giản, chúng càng có xác xuất cao hơn để được nhận thức như những mô hình xác định, chứ không phải như phông nền bất tận.

Sự đơn giản có hiệu quả không những trong hình dạng của chính mô hình, mà còn cả trong định hướng không gian của nó. Trong minh hoạ số 167, hai hình chữ thập Malta là giống hệt nhau theo tất cả các dấu hiệu, trừ một điểm không giống. Chúng có những định hướng khác nhau so với khung của trường thị giác. Trong các điều kiện này, hình chữ thập, có các trục chính trùng với hướng của các toạ độ ngang dọc của trường thị giác, sẽ dễ dàng hơn để được nhận thức như một hình thù, trong khi hình chữ thập thứ hai lại bị chìm vào khối vô định hình của phông nền.

Có một yếu tố cho rằng, phần lồi có khả năng được nhận thức là hình thù, còn phần lõm đồng tác động đến nhận thức như là phông nền, và điều này mang lại một thú vị thực tiễn cho các hoạ sỹ. Cả hai hình ảnh ở minh hoạ số 168 đều được bao bọc bởi các khoảng trống không gian và vì vậy, với toàn bộ xác xuất, cần phải là như nhau trong việc đóng vai trò là các hình thù. Tuy nhiên hình 168a có vẻ như là một lỗ khoét của mặt phẳng chứ không phải là hình thù. Sự đa dạng bộc lộ của hiện tượng lạ này trong nhận thức còn tuỳ thuộc vào việc, phần nào của mô hình đang thu hút sự chú ý của chủ thể nhận thức. Nếu thị giả tập trung vào các phần lồi của bức vẽ, thì hình ảnh «a» sẽ rõ ràng như một lỗ khoét, còn hình ảnh «b» sẽ như một vật rắn đứng sừng sững trước phông nền. Hiệu ứng ngược lại thường được thấy khi thị giả định hình chú ý tới các góc dạng lancet nằm giữa các phần lồi này, bởi vì sự sắp xếp gần gũi hơn của chúng có khả năng khiến nhận thức về hình ảnh đang được xem xét thiên về phương án hình thù.
- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét